Đối với việc đưa những sản phẩm có nguồn gốc động vật từ nước ngoài vào Nhật Bản

Chủ nhật - 19/05/2019 22:44
Hiện nay, tại nhiều quốc gia đang xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, hơn nữa rất khó lấy được giấy chứng nhận kiểm tra đối với sản phẩm lưu niệm hoặc sản phẩm tiêu dùng cá nhân, cho nên hầu hết những sản phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm sản phẩm thịt, đều không thể đưa vào Nhật Bản.

Đối với việc đưa những sản phẩm có nguồn gốc động vật từ nước ngoài vào Nhật Bản
Hiện nay, tại nhiều quốc gia đang xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, hơn nữa rất khó lấy được giấy chứng nhận kiểm tra đối với sản phẩm lưu niệm hoặc sản phẩm tiêu dùng cá nhân, cho nên hầu hết những sản phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm sản phẩm thịt, đều không thể đưa vào Nhật Bản.

Cấm mang các chế phẩm từ thịt vào Nhật Bản

Vui lòng lưu ý rằng việc đưa vào bất hợp pháp sẽ bị phạt.

Ấn phẩm quảng cáo: Dành cho khách du lịch ra nước ngoài và người nhập cảnh vào Nhật Bản(PDF:1,337KB)Đối với việc đưa những sản phẩm có nguồn gốc động vật từ nước ngoài vào Nhật Bản

import1_vnyajirushiimport2_vnyajirushiimport3_vnyajirushiimport4_vn

1.Xác nhận xem có thuộc đối tượng cần kiểm dịch động vật hay không
Những sản phẩm dưới đây có nguồn gốc từ động vật móng guốc (bò, lợn, dê, cừu, hươu nai, v.v...), ngựa, gia cầm (*), chó, thỏ, ong mật là đối tượng cần kiểm dịch động vật.
* Gia cầm: gà, chim cút, gà lôi, đà điểu, gà sao, gà tây, vịt, ngỗng và những loài chim thuộc bộ ngỗng khác
 

meat
  • Thịt - nội tạng
    Sản phẩm tươi sống, sản phẩm bảo quản lạnh, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm chế biến sẵn đã nấu chín, v.v..., dù ở hình thức nào cũng đều là đối tượng kiểm dịch động vật.
    Ví dụ sản phẩm chế biến sẵn: thịt bò khô, thịt giăm bông, xúc xích, thịt lợn muối xông khói, bánh bao nhân thịt, v.v...

  • Trứng (bao gồm vỏ trứng)

  • Xương, mỡ, máu, da, lông (gia súc), lông (gia cầm), sừng, móng, gân
    Thành phẩm như túi xách da, áo len lông cừu, v.v... không thuộc đối tượng kiểm dịch.

  • Sữa tươi, tinh dịch, trứng đã được thụ tinh, trứng chưa được thụ tinh, phân, nước tiểu

  • Các sản phẩm từ sữa (trừ các mặt hàng xách tay)

  • Rơm rạ, cỏ khô dùng làm thức ăn gia súc (một số khu vực

2.Xác nhận xem có bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu hay không
Có những quốc gia, khu vực không thể đưa sản phẩm có nguồn gốc động vật vào Nhật Bản do xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, v.v...
Tham khảo danh sách các quốc gia, khu vực bị cấm nhập khẩu do xuất hiện dịch lở mồm long móng tại đây
Tham khảo danh sách các quốc gia, khu vực bị ngừng nhập khẩu do xuất hiện cúm gia cầm tại đây

* Ngoài ra, những sản phẩm có nguồn gốc từ lợn của các quốc gia, khu vực xuất hiện dịch tả lợn, những sản phẩm có nguồn gốc từ hươu nai của các quốc gia xuất hiện dịch CWD (bệnh suy mòn mãn tính) cũng bị ngừng nhập khẩu.

3.Lấy giấy chứng nhận kiểm tra
Sản phẩm lưu niệm hoặc các sản phẩm tiêu dùng cá nhân, nếu không có giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan chính phủ của nước xuất khẩu thì không được đưa vào Nhật Bản. 
Tại Australia, New Zealand, v.v..., cũng có những sản phẩm được bày bán có kèm theo giấy chứng nhận kiểm tra dành cho Nhật Bản.

4.Để trạm kiểm dịch động vật kiểm tra khi đến Nhật Bản
Vui lòng đến quầy kiểm dịch động vật trong khu vực kiểm tra hải quan của hải cảng, sân bay đến để được kiểm tra.
Vui lòng lưu ý rằng nếu bao bì của sản phẩm đã được mở ra trước khi được trạm kiểm dịch động vật kiểm tra, thì cho dù là những sản phẩm có thể đưa vào Nhật Bản cũng sẽ không thể đưa vào Nhật Bản.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Những sản phẩm thịt bán trên thị trường được đóng gói trong túi hút chân không, có thể được đưa vào Nhật Bản không?
Trả lời 1: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù được đóng gói trong túi hút chân không, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 2: Những sản phẩm đã nấu chín có thể được đưa vào Nhật Bản không?
Trả lời 2: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù đã được nấu chín, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 3: Tôi nghe nhân viên cửa hàng miễn thuế nói rằng những sản phẩm được bán ở cửa hàng miễn thuế cũng có thể đưa vào Nhật Bản, có thật vậy không?
Trả lời 3: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù được bán ở cửa hàng miễn thuế, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Câu hỏi 4: Có thể đưa vào Nhật Bản chỉ một lượng sản phẩm dành cho một người ăn hay không?
Trả lời 4: Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra cho dù chỉ là một số lượng nhỏ sản phẩm lưu niệm hay sản phẩm tiêu dùng cá nhân, cũng không thể được đưa vào Nhật Bản.

Đồ dùng khi đi du lịch

Nguồn tin: JNTO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
BÌNH LUẬN DÙNG USER FACEBOOK

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây